Giá thép xây dựng hôm nay : 7h30 sáng nay 19/11, giờ Việt Nam, giá thép thanh giao tháng 1/2019 trên Sàn giao dịch Hàng hóa Kì hạn Thượng Hải giảm 59 nhân dân tệ, tương ứng 1,51%, xuống 3.852 nhân dân tệ/tấn (555,07 USD).
Chốt phiên giao dịch ngày 16/11, giá thanh cốt thép giảm 0,4% xuống 3.884 nhân dân tệ/tấn (tương đương 559,68 USD/tấn). Trong phiên giao dịch, có thời điểm giá thanh cốt thép tăng 1,3%.
Trên Sàn giao dịch Hàng hóa Đại Liên, giá than luyện cốc tương lai tăng 1,8% lên 1.385 nhân dân tệ/tấn (tương đương 199,58 USD/tấn) sau khi chạm đáy hơn 4 tuần. Hợp đồng than cốc giao tháng 1/2019 có lúc tăng 3,4% lên 2.432 nhân dân tệ/tấn (tương đương 350,45 USD/tấn).
Giá quặng sắt tương lai khép phiên tại mức 521 nhân dân tệ/tấn (tương đương 75,08 USD/tấn), tăng 2,1%.
Giá thép tấm ngày một tăng, trong khi giá thép cuộn cán nóng trong nước lại đi xuống, qua đó tạo ra khoảng cách lớn nhất giữa hai sản phẩm này trong 3 năm rưỡi.
Giá thép tấm tại Platts TSI được ước tính ở mức 988,25 USD/tấm trong ngày thứ Sáu (16/11), trong khi giá thép cuộn cán nóng tại Platts TSI ở mức 800 USD/tấm. Mức chênh lệch 198,25 USD/tấm là mức cao nhất kể từ tháng 4/2015.
Giá thép tấm chật vật duy trì vị thế cao giá hơn so với thép cuộn cán nóng sau đà giảm không phanh của giá dầu trong năm 2014-2015. Cả hai sản phẩm này đều chạm mức đáy nhiều năm vào cuối năm 2015, trong đó giá thép tấm chẳng hơn thép cuộn cán nóng bao nhiêu, khi các thị trường sử dụng cuối cùng (end-use markets) vẫn còn lắm áp lực.
Giá thép tấm cao hơn khoảng 100 USD/tấm so với giá thép cuộn cán nóng trong một khoảng thời gian ngắn trong quý II/2017. Tuy nhiên, kể từ cuối năm 2015, có lúc giá thép tấm dao động gần hoặc thấp hơn cả giá thép cuộn cán nóng của Mỹ rất nhiều lần trong năm 2015 và 2017.
Thông thường, thị trường thép cuộn cán nóng dẫn dắt thị trường thép tấm về xu hướng giá, nhưng kể từ tháng 7/2018, hai sản phẩm này lại theo hai lối đi khác nhau. Giá thép cuộn cán nóng Mỹ tại Platts TSI lao dốc 13% (tương ứng 120 USD/tấm) sau khi chạm đỉnh 920 USD/tấm trong tháng 7/2018, trong khi giá thép tấm của Platts TSI tăng thêm 35,5 USD/tấm lên gần vượt 1.000 USD/tấn lần thứ ba trong chu kỳ giá.
Các thị trường khác nhau lại bị ảnh hưởng bởi các yếu tố khác nhau, qua đó khiến nhiều người kỳ vọng giá thép thấp vẫn sẽ được duy trì khi giá thép cuộn cán nóng chịu nhiều áp lực.
Thị trường thép tấm Mỹ chuẩn bị có thêm công suất bổ sung, trong đó bao gồm hai lò cao tại nhà máy Granite City của US Steel ở Illinois và JSW Steel ở Ohio, cũng như các nhà máy sắp xong giai đoạn bảo trì quý 4 định kỳ. Công suất bổ sung cùng với mức giá vẫn còn cao đang khiến phần lớn người mua thép tấm của Mỹ cố gắng “dìm” giá xuống bằng cách tránh đặt hàng hoặc sử dụng các hợp đồng 2019.
Trong khi đó, nguồn cung thép tấm đã giảm khi nhà máy ArcelorMittal Conshohocken ngừng hoạt động trước đó trong năm nay và thiếu đi các phương án nhập khẩu. 9 tháng đầu năm 2018, kim ngạch nhập khẩu thép tấm đã giảm 20% so với cùng kỳ năm 2017 và lao dốc 60% so với mức đỉnh 1,15 triệu tấn trong năm 2014 và 2015, theo dữ liệu của Cục Thống kê Dân số Mỹ.
Tiêu thụ chậm, giá thép xây dựng giảm tới 150.000 đồng/tấn
Theo Bộ Công Thương, thị trường thép xây dựng nội địa tháng 10/2018 trầm lắng.
Giá trên thị trường phía Bắc giảm phổ biến khoảng 100.000 – 150.000 đồng/tấn so với tháng trước tùy theo chủng loại sản phẩm. Nguyên nhân là do tình hình thời tiết không thuận lợi, mưa nhiều tại một số khu vực đã ảnh hưởng tới việc tiêu thụ thép tại thị trường xây dựng dân dụng; tiêu thụ thép tại khu vực công trình cũng chậm do phần lớn các công trình đang vào giai đoạn hoàn thiện, ít dự án mới khởi công. Tại thị trường phía Nam, tiêu thụ thép tương đối ổn định, nguồn cung đảm bảo.
Cụ thể, tháng 10/2018, sản lượng thép thô ước đạt 1.844 nghìn tấn, tăng 63,6% so với cùng kỳ năm 2017; thép cán ước đạt 525,6 nghìn tấn, tăng 10,5% so với cùng kỳ; thép thanh, thép góc ước đạt 494,1 nghìn tấn, tăng 7,9% so với cùng kỳ. Tính chung 10 tháng năm 2018, sản lượng sản xuất sắt thép thô; thép cán; thép thanh, thép góc tăng lần lượt là 40,5% ; 6,6% và 6,9% so với cùng kỳ năm 2017.
Cũng theo Bộ Công Thương, thời gian qua, ngành thép tiếp tục phải cạnh tranh gay gắt với thép nhập khẩu thâm nhập mạnh vào thị trường Việt Nam. Đặc biệt, ngành này phải đối mặt với nhiều vụ điều tra bán phá giá từ các nước nhập khẩu khiến xuất khẩu thép gặp nhiều khó khăn.
Giá Sắt Thép Vn .Com / Tổng hợp